Một thuật ngữ hay xuất hiện trong ngành kiểm toán đó là cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán. Nó tác động đến kiểm toán viên trong toàn bộ quá trình thực hiện việc kiểm toán. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số thông tin cơ bản để những bạn đọc không làm trong ngành kiểm toán hoặc mới tiếp cận có thể hiểu hơn về thuật ngữ này.
Tìm hiểu khái niệm cơ sở dẫn liệu
Trong tiếng Anh, cơ sở dẫn liệu có nghĩa là Management Assertions. Khái niệm cơ sở dẫn liệu được hiểu là một thuật ngữ dùng để đo lường và trình bày các thành phần của bản báo cáo tài chính doanh nghiệp và các thuyết minh khác. Cơ sở dẫn liệu sẽ đảm bảo kiểm toán viên không mắc phải sai sót trong quá trình làm việc.
Cơ sở dẫn liệu là sự khẳng định công khai hoặc ngầm định của ban giám đốc doanh nghiệp về sự trình bày của các bộ phận về báo cáo tài chính.
Những cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán doanh nghiệp
Cơ sở dẫn liệu đối với số dư tài khoản doanh nghiệp
Cơ sở dẫn liệu xuất hiện trong bảng cân đối kế toán và được thể hiện tập trung vào số dư cuối kỳ, bao gồm:
Tính đầy đủ: Tính đầy đủ được hiểu với nghĩa là completeness. Các tài chính như nguồn vốn, khoản nợ được Ban giám đốc doanh nghiệp báo cáo lên Báo cáo tài chính.
Tính tồn tại: Tính tồn tại tiếng Anh có nghĩa là existence. Vốn chủ sở hữu, tài sản, các khoản nợ phải trả được Ban giám đốc doanh nghiệp cam kết phản ánh trên Báo cáo tài chính. Ví dụ như hàng tồn kho của doanh nghiệp A là 100.000.000 đồng được Ban giám đốc doanh nghiệp A ký kết vào ngày 20/7 xác định chính xác doanh nghiệp A có số hàng tồn kho là 100.000.000 đồng.
Quyền và nghĩa vụ (Right and Obligation): Đảm bảo rằng doanh nghiệp có liên quan đến những “Tài sản có nghĩa vụ thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp”
Tính giá và phân bổ: Đảm bảo rằng các thông báo của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính đã thể hiện một cách chính xác và đầy đủ, các thay đổi trong định giá cũng được thuyết minh rõ ràng.
Cơ sở dẫn liệu đối với các giao dịch và sự kiện phát sinh trong kỳ
Mục đích của những cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán là tập trung vào giao dịch, sự kiện được sử dụng với các thông tin trong báo cáo hoạt động kinh doanh doanh nghiệp và lưu chuyển tiền tệ.
Tính đúng kỳ: Các giao dịch cần thể hiện đúng trong kỳ kế toán.
Tính phân loại: Các sự kiện và giao dịch cần ghi lại đúng trong tài khoản kế toán.
Tính có thật: Bạn giám đốc doanh nghiệp đảm bảo các sự kiện giao dịch và kinh tế được diễn ra trong kỳ báo cáo.
Tính đầy đủ: Các sự kiện và giao dịch kinh tế diễn ra cần được báo cáo đầy đủ trong báo cáo tài chính.
Tính chính xác: Sự kiện và giao dịch được xác nhận đúng với giá trị thực tế.
Cơ sở dẫn liệu đối với việc trình bày và công bố
Đây được xem là cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán được dùng cho thuyết minh báo cáo tài chính.
Tính có thật: Các vấn đề tài chính & sự kiện khác sẽ thuyết minh theo báo cáo doanh nghiệp.
Tính chính xác: Thông tin khi thuyết minh báo cáo tài chính đúng với thực tế.
Tính phân loại: Các thông tin thuyết minh báo cáo tài chính được phân loại rõ ràng, dễ hiểu.
Tính đầy đủ: Các vấn đề tài chính và sự kiện được trình bày đầy đủ, đảm bảo không có bất kỳ thiếu sót nào.
Áp dụng cơ sở dẫn liệu vào trong kiểm toán
Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán được xem là căn cứ để kiểm toán viên nắm chắc mục tiêu để thực hiện các thủ tục tương ứng. Để xác minh tính chính xác, kiểm toán viên sẽ kiểm tra, đối chiếu các loại giấy tờ và sổ sách sao cho không có bất cứ một sai sót nào.
Dựa vào đặc điểm của từng mục, kiểm toán viên sẽ trình bày thủ tục kiểm toán chính xác, hợp lý đảm bảo đầy đủ các tiêu chí đã nêu bên trên.
Tóm lại, cơ sở dẫn liệu là các thông tin của ban quản lý trình bày lên Báo cáo tài chính. Và doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những thông tin này được trình một cách đầy đủ và chính xác nhất. Trên đây là những thông tin cơ bản về cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích để phục vụ quá trình học tập cũng như nghiên cứu của mình.