Mặc dù có thể nghe thấy nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết chính xác thế nào là cho vay nặng lãi? Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Hình sự 2015 thì cho vay nặng lãi có thể cấu thành hành vi phạm tội. Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
Thế nào là cho vay nặng lãi?
Ngay từ tên gọi chúng ta cũng có thể hiểu khái quát rằng cho vay nặng lãi là hành vi cho vay với mức lãi suất vượt quá điều khoản quy định của pháp luật. Điều 468 Bộ luật Dân sự quy định trường hợp lãi suất do các bên tự thỏa thuận thì không được vượt quá 20%/năm của khoản vay. Khoản lãi suất vượt quá mức quy định sẽ không có hiệu lực.
Còn trong giao dịch dân sự cho vay nặng lãi là hành vi cho cá nhân khác vay tiền với mức lãi suất từ 05 lần trở lên so với lãi suất cao nhất theo BLDS. Đồng thời thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc dưới thu lợi dưới 30 triệu đồng nhưng là hành vi tái phạm, trước đây đã từng bị xử phạt hành chính hoặc kết án về tội cho vay nặng lãi.
Các yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi là gì?
Trong phần tiếp của bài viết thế nào là cho vay nặng lãi là những yếu tố cấu thành nên tội. Hội tụ đủ các yếu tố này chắc chắn sẽ bị xử phạt theo chế tài pháp luật.
Về hành vi khách quan
Hành vi khách quan cấu thành tội cho vay nặng lãi như sau
Trường hợp 1: Cho vay tiền với lãi suất gấp 05 lần trở lên so với lãi suất cao nhất được quy định trong BLDS năm 2015 và thu lợi bất chính với số tiền từ 30 triệu đồng trở lên. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, mức lãi suất cao nhất trong trường hợp các bên có thoả thuận về lãi suất là tối đa 20%/năm. Vậy nên cho vay lãi suất gấp 05 lần tương đương với 100%/năm là vi phạm pháp luật.
Trường hợp 2: Cho vay lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất theo BLDS 2015, thu lợi bất chính dưới 30 triệu đồng. Tuy nhiên lần vi phạm này là tái phạm, trước đó đã từng bị xử phạt hành chính hoặc kết án về hành về tội cho vay lãi nặng mà chưa được xoá án tích.
Về hậu quả
Hậu quả hành vi cho vay lãi nặng gây ra những thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất cho xã hội. Ví dụ là tính mạng, sức khỏe, danh dự con người, thiệt hại về tài sản, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,…
Hành vi cho vay nặng lãi gây hậu quả trực tiếp cho người vay khiến họ chịu mức lãi suất quá cao so với quy định.
Về mặt chủ quan tội cho vay nặng lãi
Hành vi cho vay nặng lãi được thực hiện hoàn toàn cố ý, có nhận thức mang tính chủ quan. Người phạm tội hoàn toàn biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện vì lợi ích cá nhân, muốn thu lợi bất chính.
Chủ thể có thể kết án tội cho vay nặng lãi
Những người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự mà vi phạm thì đều là chủ thể của tội cho vay nặng lãi. Tuy nhiên người từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong quản lý công quỹ để sử dụng công quỹ với mục đích cho vay lãi nặng mang tính chất bóc lột thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tình tiết tăng nặng theo BLHS 2015.
Xác định hình phạt tội cho vay nặng lãi
Có nhiều người biết thế nào là cho vay nặng lãi rất quan tâm đến hình thức xử phạt cho hành vi phạm pháp này. Theo điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định hình phạt cho tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
Khi giao dịch dân sự, cho vay lãi suất gấp 05 lần trở lên lãi suất cao nhất theo BLDS, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng – dưới 100 triệu đồng hoặc là hành vi tái phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ tới 03 năm.
Trường hợp thu lợi bất chính với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên bị phạt từ 200 trăm triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
Hình phạt bổ sung: Phạm tội cho vay nặng lãi còn có thể chịu phạt từ 30-100 triệu đồng, cấm đảm nhận chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.
Qua những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ thế nào là cho vay nặng lãi? và những chế tài xử phạt theo pháp luật. Hiện nay có rất nhiều tụ điểm cho vay nặng lãi hoạt động ngầm. Điều này là phạm pháp, người dân không nên tiếp tay để các đối tượng này tiếp tục hoạt động.