
3+ Rủi ro trong hợp đồng thương mại doanh nghiệp có thể gặp phải
Việc nắm rõ các rủi ro trong hợp đồng thương mại có thể phát sinh sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế các trường hợp tranh chấp ngoài ý muốn sau khi giao kết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu cụ thể hơn về vấn đề này.
1. Rủi ro hợp đồng vô hiệu do hình thức
Rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử, hợp đồng giấy,… có thể xuất hiện làm hợp đồng không còn hiệu lực nếu các quy định liên quan đến hình thức của từng loại không được đảm bảo theo yêu cầu pháp luật.
Hình thức của hợp đồng không đơn thuần chỉ là phương thức thể hiện nội dung như lời nói, văn bản giấy hay dữ liệu điện tử mà nó còn bao gồm cả các thủ tục pháp lý kèm theo bắt buộc như công chứng, chứng thực,… Đối với những loại hợp đồng thương mại đã được pháp luật quy định phải tuân theo một hình thức nhất định thì bắt buộc phải tuân theo đúng các yêu cầu đó. Nếu có xuất hiện vi phạm, các bên tham gia ký kết phải thương lượng, thỏa thuận để thống nhất phương án giải quyết ổn thỏa nhất. Trong trường hợp không thể đưa ra tiếng nói chung, một trong các bên giao kết được quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Hình thức hợp đồng không tuân thủ đúng quy định có thể sẽ bị vô hiệu
Để hạn chế những rủi ro pháp lý liên quan đến vấn đề này, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ thông tin liên quan về hợp đồng mình đang đang thương thảo. Cụ thể như hợp đồng điện tử là gì hay quy định cho hợp đồng văn bản giấy,… Điều này sẽ đảm bảo cho việc thiết lập nội dung, ký kết và thực hiện hợp đồng được nghiêm túc, chuyên nghiệp hơn.
2. Rủi ro hợp đồng vô hiệu do nội dung
Rủi ro khiến hợp đồng vô hiệu do nội dung có thể phát sinh theo các tình huống như:
2.1. Chủ thể đại diện ký kết không có đủ thẩm quyền
Điều 142 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định, hợp đồng thương mại được ký kết bởi người không đủ thẩm quyền thì sẽ không phát sinh hiệu lực. Cụ thể, hợp đồng sẽ bị xem là vô hiệu khi người đứng ra ký kết nằm trong các đối tượng sau:
- Người đại diện không đảm bảo năng lực hành vi dân sự để thực hiện các điều khoản trong hợp đồng.
- Người đại diện không có tư cách pháp nhân theo quy định.
- Người không được cấp thẩm quyền để đại diện ký kết hợp đồng.
- Người thực hiện ký kết vượt quá phạm vi quyền hạn cho phép.
- Người không được công nhận đủ tư cách, điều kiện để thực hiện đối tượng của hợp đồng.
Để tránh rủi ro này, trước khi tiến hành giao kết cần chú ý xác nhận người đại diện ký hợp đồng của đối tác phải là người đại diện theo pháp luật hoặc là người đại diện được ủy quyền hợp lệ đảm bảo thẩm quyền cần thiết theo quy định.
2.2. Đối tượng hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ không thực hiện được hoặc bị cấm
Đối tượng thỏa thuận trong hợp đồng thương mại nếu không đảm bảo điều kiện thực hiện hoặc bị xếp vào nhóm hàng cấm theo pháp luật thì hợp đồng cũng bị bác bỏ. Để tránh rơi vào hoàn cảnh này, doanh nghiệp cần chú ý về:
- Hàng hóa: Tránh các đối tượng thuộc danh mục bị cấm theo quy định pháp luật hoặc bị đánh giá không đủ điều kiện thực hiện mua bán.
- Dịch vụ: Cần tuân thủ theo đúng quy định áp dụng cho hợp đồng cung cấp dịch vụ.
2.3. Nội dung thỏa thuận trái với quy định pháp luật và đạo đức xã hội
Theo quy định, nếu nội dung trong hợp đồng trái pháp luật và không phù hợp tiêu chuẩn đạo đức xã hội sẽ vô hiệu. Doanh nghiệp cần lưu ý về các điều khoản thương thảo để tránh gặp phải rủi ro này. Cụ thể về: đối tượng hợp đồng, số lượng/chất lượng, giá cả/hình thức thanh toán, thời hạn/địa điểm/phương thức thực hiện, quyền/nghĩa vụ từng bên, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng và phương án giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng có nội dung không đảm bảo quy định theo pháp luật sẽ không có hiệu lực
3. Rủi ro do Điều khoản trong hợp đồng không chặt chẽ
Trong quá trình soạn thảo, các điều khoản được đưa ra nếu không đáp ứng đúng quy định cần thiết có thể sẽ không đủ chặt chẽ và khiến các bên tham gia gặp khó khăn khi thực hiện hợp đồng. Điển hình như các rủi ro liên quan đến:
- Việc giao nhận hàng do hợp đồng không thỏa thuận cụ thể về địa điểm.
- Thanh toán bị trì hoãn do không quy định rõ ràng về thời hạn thanh toán.
- Điều khoản quyền và nghĩa vụ các bên tham gia chưa đủ minh bạch, chi tiết.
- Quy định trong khâu đóng gói, chọn hình thức vận chuyển chưa cụ thể, rõ ràng.
- Hình thức thanh toán chưa được cụ thể hóa.
Hợp đồng chứa các điều khoản không rõ ràng, chặt chẽ sẽ mang đến khó khăn cho các bên khi thực hiện
Trên đây là một số những rủi ro trong hợp đồng thương mại điển hình mà các doanh nghiệp có thể gặp phải. Hy vọng, thông qua đó bạn đọc sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm hữu ích giúp cho việc soạn thảo, ký kết hợp đồng tại đơn vị diễn ra thuận lợi và chính xác. Trong trường hợp cần tư vấn hỗ trợ thêm thông tin liên quan, xin vui lòng gọi đến:
- Website: https://onesme.vn
- Hotline: 1800 1260
- Email: onesme@vnpt.vn
- Tư vấn miễn phí: https://bit.ly/oneSME_ContactUs.