Nhiều người trong chúng ta vẫn thường được nghe về thể chế chính trị của các quốc gia mà vẫn không hiểu về ý nghĩa của thuật ngữ. Bài viết hôm nay lý giải về thể chế là gì? và các đặc điểm liên quan đến thể chế chính trị của Việt Nam.
Thể chế là gì? Vai trò của thể chế đối với quốc gia
Thể chế là gì?
Thể chế được biết đến là một thuật ngữ với ý nghĩa rộng và mơ hồ. Tuy nhiên, ta có thể hiểu khái quát thể chế là hệ thống các quy định và luật lệ của một quốc gia theo chế độ xã hội. Mọi công dân của quốc gia đều cần phải tuân thủ các thể chế đã được đặt ra.
Nhiều người cho rằng, thể chế của một quốc gia sẽ được phân thành thể chế chính thức và thể chế phi chính thức.
Theo đó, thể chế chính thức bao gồm hiến pháp, văn bản pháp luật hay các quy trình kiểm soát quyền lực công cộng khác. Thể chế phi chính thức được hiểu là các quy tắc, quy phạm và những điều cấm kỵ trong các mối quan hệ giữa người với người cần tuân thủ.
Vai trò của thể chế đối với mỗi quốc gia
Thể chế đặt ra và hiệu lực của nó đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của mọi quốc gia hiện nay. Tuy nhiên, để có được thể chế tốt cần phải có sự đóng góp của nhiều yếu tố.
Định hướng và tạo khuôn khổ vận hành cho xã hội
Thể chế là hệ thống quan trọng trong việc định hướng và tạo ra khuôn khổ vận hành xã hội cho mỗi quốc gia. Trên thực tế, mỗi quốc gia trên thế giới đều có lịch sử hình thành khác nhau. Tuy nhiên, để một quốc gia có thể tồn tại và phát triển lâu đời thì cần phải có khuôn khổ, quy định để mọi công dân làm theo.
Nền tảng vững mạnh cho sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội
Thể chế đóng vai trò kiến tạo nền kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia. Một quốc gia có thể chế phù hợp và hiệu quả sẽ tạo nền tảng cho chính trị, kinh tế và xã hội phát triển bền vững.
Chính trị vững thì đời sống nhân dân mới ổn định. Có đường lối và chính sách phù hợp để noi theo. Cùng với đó là sự yên tâm để phát triển kinh tế. Nhà nước có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong tiến trình đóng góp phát triển kinh tế quốc gia.
Quản lý xã hội và xác lập công cụ quản lý
Các văn bản hiện thân cho thể chế chính là hiến pháp, hệ thống pháp luật, quy định và các quy phạm sẽ thực hiện các vai trò này. Theo đó, các văn bản được đặt ra để quản lý và điều tiết quá trình vận hành của xã hội theo định hướng của bộ máy quốc gia.
Tạo lập và duy trì chính quyền tốt của quốc gia
Các thể chế được lập ra và tuân thủ hiệu quả từ trên lãnh đạo cho đến dân thì sẽ giúp cho chính quyền được giữ vững. Nếu thể chế được tuân thủ nghiêm ngặt thì sẽ không còn tình trạng tham nhũng, quan liêu.
Bên cạnh đó, các hành vi thiếu trung thực trong công tác quản lý, phục vụ nhân dân cũng được loại bỏ. Khi bộ máy chính trị thực hiện đúng theo quy định thì tất nhiên đạt được lòng dân. Từ đó, chính quyền quốc gia được giữ vững và phát triển ổn định.
Chi tiết về thể chế là gì đã được gửi đến bạn? Vậy thuật ngữ thể chế chính trị là gì? Sau đây sẽ lý giải cụ thể vấn đề này.
Thể chế chính trị là gì? Thể chế chính trị của đất nước Việt Nam ta hiện nay
Thể chế chính trị là gì?
Thể chế chính trị được hiểu là hình thức chế độ được nhà nước lựa chọn thông qua quy định, luật phát để xây dựng quốc gia. Bên cạnh đó, thông qua thể chế chính trị, nhà nước còn có thể điều chỉnh và quản lý xã hội. Quy định về thể chế của mỗi quốc gia sẽ được thể hiện trong văn bản pháp lý có giá trị cao nhất.
Thông thường, thể chế chính trị sẽ bao gồm 3 yếu tố là hệ thống pháp luật, chủ thể thực hiện và cơ chế, thủ tục thực hiện.
Thể chế chính trị của đất nước Việt Nam hiện nay
Nhà nước Việt Nam lựa chọn thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa là phương hướng cho sự phát triển bền vững. Về mặt bản chất, đây là chế độ xã hội ngũ nghĩa. Tuy nhiên, xét theo yếu tố lịch sử và trình độ phát triển thì đây là thể chế quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ngoài ra, trong hệ thống chính trị của Việt Nam còn được phân thành 3 tiểu hệ thống. Bao gồm Đảng Cộng sản có vai trò lãnh đạo, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể.
Nhà nước thực hiện các chức năng liên quan đến quản lý, điều hành các luật, thể chế hóa đường lối và quan điểm của Đảng. Trong Nhà nước sẽ bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội đại diện cho lập pháp, Chính phủ đại diện cho hành pháp. Tòa án và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đại diện cho hệ thống tư pháp.
Mặt trận và các đoàn thể sẽ cùng tập hợp và vận động nhân dân thực hiện theo các đường lối, quan điểm của Đảng được Nhà nước ban hành. Mặt trận và các đoàn thể sẽ thự hiện quyền của Nhân dân để tham gia xây dựng Đảng và quản lý nhà nước.
Kết luận
Thắc mắc: thể chế là gì? cùng với những điều liên quan đã được giải đáp ở bài viết trên đây. Mong rằng những nội dung trên đây cung cấp các thông tin hữu ích đến các bạn.