Khám phá các địa danh, thưởng thức đặc sản trên mọi miền đất nước, cảm giác ấy thật tuyệt vời. Bắc Giang có đặc sản gì? Cùng khám phá về Bắc Giang qua trải nghiệm chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
Bắc Giang có đặc sản gì?
Đậm chất quê nhà, vị ngon khó quên – Bánh tro Bắc Giang
Bánh tro hay còn có cái tên gọi thân thương khác là “bánh gio”. Bánh tro là đặc sản nổi tiếng tại Làng Đình Bảng ở Bắc Giang. Bánh tro được người dân ở đậy làm mỗi dịp lễ tết. Bánh tro được làm rất đặc biệt từ gạo nếp và tro. Điểm khác ở đây là tro phải đốt từ: lá gai lễ ốc (hay còn gọi là lá găng), thân lá cây vừng, lá tầm gửi, hạt xoan chín. rơm nếp. Sau đó hòa tan tro với nước. Một thời gian đem nước tro đã lắng trong ngâm gạo nếp cái hoa vàng. Vậy nên, khi thưởng thức bánh tro, hương vị ngai ngái khác lạ sẽ chẳng thể nhầm lẫn với bất kỳ loại bánh nào khác. Vị của bánh tro là hương vị của làng quê, hương vị ấm áp của lòng người và hương vị của tình thân của cội nguồn gia đình. Bánh tro thật sự là một đặc sản làm ấm lòng du khách khi đến nơi đây.
Ngọt lịm, thanh mát – Vải thiều Lục Ngạn
Vải thiều Lục Ngạn loại quả làm mê lòng du khách. Vải thiều Lục Ngạn mỏng vỏ, trái mọng nước, hạt nhỏ xíu, khi chín quả vải màu đỏ, vị ngọt đậm khiến người ăn một quả muốn ăn thêm mãi. Chỉ ngắm nhìn cái màu quả vải khi chín thôi đã làm du khách có cảm giác ngon ngọt hết nấc. Bên cạnh đó, khách du lịch lại càng bị hấp dẫn hơn bởi bảng thành phần dinh dưỡng hấp dẫn mà vải thiều cung cấp cho cơ thể. Đến với Bắc Giang vào mùa vải khi ra về chắc chắn du khách chẳng ai quên mua làm quà cho người thân yêu.
Dẻo mịn, tiện lợi – Mỳ Chũ Bắc Giang
Bắc Giang có đặc sản gì? Còn nhiều nhé các bạn. Mỳ Chũ là sản phẩm truyền thống lâu đời của người dân xã Nam Dương – Bắc Giang. Mỳ Chũ được sản xuất rất công phu và nhiều công đoạn. Mỳ Chũ được chế biến từ gạo bao thai hồng, trồng dài ngày trên các chân ruộng cao. Hạt gạo căng mẩy trắng trong. Khi làm, gạo phải được nhặt sạch, ngâm trong 8 tiếng, sau đó xay nhuyễn, ủ trong thời gian một đêm. Ngày hôm sau, người thợ đem bột tráng mỏng đóng khuôn, rồi đem phơi và cắt sợi thật đều đẹp. Qua bao công đoạn thủ công, nên sợi Mỳ Chũ dai, dẻo và vị ngon sẽ làm bạn nhớ mãi. Mỳ Chũ được rất nhiều người dùng trên cả nước yêu thích đón nhận. Mỳ Chũ vừa ngon, tiện dụng, an toàn đậm chất cổ truyền. Đây cũng có lẽ là yếu tố làm nên thương hiệu của nó.
Giòn tan, thơm phức – Bánh đa Thổ Hà
Đến với Thổ Hà du khách không những được ngắm nhìn những ngôi nhà cổ mà còn được thưởng thức món ngon bánh đa Thổ Hà. Bánh đa Thổ Hà đã đi vào lòng người từ rất lâu, bởi sự kỳ công khi làm bánh. Người thợ phải lựa chọn được gạo ngon và xay bột. Cách phơi bánh đa cũng là một bí kíp của làng nghề, làm sao để bánh không quá giòn mà vẫn đảm bảo vị thơm ngon, không bị vỡ khi xếp hoặc vận chuyển. Cái cảnh phên bánh đa dừa, bánh đa vừng song song, gác trên từng mái nhà cũng đã để lại ấn tượng khó quên cho du khách. Ngồi nhâm nhi từng miếng bánh giòn ta, cùng vị béo thơm của dừa, được nghe về những ngôi nhà cổ còn gì thú vị hơn nữa. Chắc chắn một xâu bánh đa làm quà, là điều mà du khách không sao quên được.
Vị thơm nếp cái hoa vàng – Rượu làng Vân
Rượu làng Vân là một loại rượu được nấu từ với gạo nếp cái hoa vàng & loại men đặc biệt từ các loại thuốc quý hiếm. Rượu làng Vân không chỉ được xem là đặc sản của Bắc Giang mà còn được xem là rượu quý của miền Bắc Việt Nam. Rượu làng Vân mùi thơm đặc trưng, trong như thủy tinh, êm dịu uống vào làm say lòng người. Đây cũng chính là lý do mà phái mạnh khi đến Bắc Giang khi được hỏi: “Bắc Giang có đặc sản gì?”, họ sẽ trả lời ngay: “Rượu làng Vân”.
Đặc sản sông Cầu – Gỏi cá mè Hiệp Hòa
Gỏi cá mè là đặc sản của vùng quê ven sông Cầu,thuộc Lý Viên, Bắc Lý, Huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Vị ngon độc đáo của gỏi cá mè nơi đây thật khó cưỡng với khách du lịch. Gỏi cá mè được người chế biến cẩn thận tỉ mỉ, và khéo léo không còn mùi tanh, đồng thời gỏi tươi ngon. Đặc biệt khi lựa chọn cá, người chế biến phải chọn đúng loại cá sông thơm ngon. Sự công phu của món ăn thể hiện theo từng công đoạn, ngay cả việc chuẩn bị các loại rau thơm ăn cùng. Trong món gỏi không thể thiếu các vị lá rau thơm: lúc lác, đinh lăng, vọng canh, lá sung, lá mơ, mùi tàu, diếp cá, lá ổi, lá mưng,… Chỉ biết rằng nhìn đĩa rau thơm cũng đã thấy hấp dẫn và đa dạng về mùi vị. Đặc biệt không nên rửa lá mà lá phải được lau nhẹ nhàng sạch sẽ, còn khi rửa rồi thì phải dùng quạt gió thổi khô.
Kết luận
Với những gì chúng tôi đã chia sẻ, câu hỏi: “Bắc Giang có đặc sản gì?” sẽ không làm khó bạn. Hy vọng, vào một ngày không xa, bạn sẽ đến với Bắc Giang để được thưởng thức tất cả những hương vị tuyệt vời & khó cưỡng ấy.