
Công thức tính tỉ trọng – Một số trường hợp cần áp dụng
Khi nói về “Công thức tính tỉ trọng” thì hẳn là nhiều người đã từng nghe tới hoặc biết một chút ít. Trong môn học địa lý hay các môn học khác tại các cấp bậc như Trung học cơ sở, Trung học phổ thông thì hẳn là đã có đề cập đến công thức này và có nhiều bài tập được áp dụng. Hãy cùng nhìn lại xem công thức này còn có thể dùng như thế nào nhé!
Định nghĩa về tỉ trọng
Tỷ trọng hay còn được hiểu là tỷ khối chính là tỷ số được tính giữa khối lượng riêng của một chất cùng với khối lượng riêng của một chất khác ở trong những điều kiện xác định. Trong đó, “khối lượng riêng” được hiểu là đặc tính biểu thị về mật độ của một chất nào đó, đại lượng này được đo đạc bằng cách tìm thương giữa khối lượng (kí hiệu là m) của chất ấy (ở dạng nguyên chất) và thể tích (kí hiệu là V) của vật. Thông thường, quy ước để xác định tỷ khối của các chất sẽ được tính toán bằng cách đem so sánh khối lượng riêng của chúng so với khối lượng riêng của nước cất.
Có 2 loại tỷ trọng được chia là:
- Tỷ trọng tương đối: được hiểu là tỷ số tính giữa khối lượng của một thể tích mà được cho trước của chất đó với khối lượng của cùng một thể tích nước cất. Các chất với khối lượng ban đầu cho đều sẽ cân ở nhiệt độ là 20 °C.
- Tỷ trọng biểu kiến: đây là một đại lượng hay dùng trong các chuyên luận có ethanol nguyên chất, ethanol 96 % và ethanol được pha chế, điều chế loãng hơn…, được hiểu là khối lượng của chất (một đơn vị thể tích chất lỏng) đem cân trong không khí. Tỷ trọng biểu kiến theo quy ước thì sẽ được biểu thị bằng đơn vị kg/m3.
Công thức tính tỉ trọng – Một số trường hợp cần áp dụng
Tỉ trọng trong nước
Thu được từ nhiều kết quả mà các cuộc thực hành đã làm và đưa ra, các nhà khoa học đã nhận định khối lượng riêng của nước có tỉ trọng biểu kiến xấp xỉ bằng 1000 kg/ m3. Đây được đánh giá là một con số khá dễ sử dụng trong việc chuyển đổi sang hệ đo lường quốc tế. Vì lý do trên mà quy tắc này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho toàn bộ các nước trên thế giới. Hiện nay, tỷ trọng của nước cũng như những điều kiện của từng loại nước sẽ giúp cho chúng ta có thể quyết định sử dụng đồng hồ đo lưu lượng nước sạch trong thực nghiệm
Tỉ trọng trong đất
Tỷ trọng của đất được xác định là tỷ số của khối lượng mà một đơn vị thể tích đất trong trạng thái rắn và các hạt đất xếp chồng lên nhau sát nhất so với khối lượng của nước cùng thể tích trong nhiệt độ là 40oC
Công thức tính tỉ trọng của đất được áp dụng là: d = P/P1
Trong đó: d là ký hiệu biểu thị cho tỷ trọng của đất; P là ký hiệu biểu thị khối lượng các hạt của đất; P1 là ký hiệu biểu thị khối lượng nước
Tỉ trọng trong xăng dầu
Tỷ trọng xăng dầu là một chỉ số dùng để đo mức độ nặng hoặc nhẹ của các loại dầu mỏ so với nước. Tỷ trọng này là giá trị nghịch đảo của mật độ dầu mỏ với tỷ trọng của nước. Chỉ số này lớn tức là dầu loãng hơn nước và ngược lại, nếu chỉ số này bé hơn thì thì dầu ít loãng hơn nước.
Biện pháp để có thể tính tỉ trọng
Công thức tính tỉ trọng được biểu thị như sau: RD= ρchât/ ρnước
Trong đó: ρchât là ký hiệu biểu thị khối lượng riêng của chất cần phải đo; ρnước là ký hiệu biểu thị khối lượng riêng của chất lấy làm chuẩn. Tỷ khối này được biểu diễn bằng hư số. Đơn vị dùng để đo tỷ trọng có thể xác định là kg/m3 hoặc có thể là g/cm3
Để có thể tiến hành đo và tìm ra được công thức tính tỉ trọng thì các nhà khoa học đã dùng tới các biện pháp khác nhau, nổi bật trong đó có thể kể đến các phương pháp như tỷ trọng kế (thường được làm bằng vật liệu là thủy tinh, có hình trụ và có một đầu có một quả bóng chứa thủy ngân hoặc các kim loại nặng khác với mục đích để giữ cho tỷ trọng kế có thể nằm thẳng đứng), bình đo tỷ trọng, hoặc hiện đại hơn là sử dụng máy đo tỷ trọng có hiện số.
Công thức tính tỉ trọng được tìm ra và áp dụng cho rất nhiều trường hợp tính toán với nhiều mục đích khác nhau. Đến nay, tại các cấp bậc giáo dục của Việt Nam cũng đã đưa công thức này vào chương trình học để các em học sinh có thể sớm tiếp xúc và áp dụng công thức này.